Website đang trong giai đoạn cập nhập định kỳ, mọi thông tin chi tiết liên hệ hotline: 0901.455.988

Phân biệt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

Phân biệt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

Dựa trên các quy định của pháp luật doanh nghiệp, luật sư đưa ra một số tiêu chí để phân biệt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh như sau:

Tiêu chíChi nhánhVăn phòng đại diệnĐịa điểm kinh doanh
Khái niệmLà đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp (khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020).Là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp (khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020).Là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể (khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020).
Chức năng kinh doanhCó.Không.Có.
Ngành nghề kinh doanhĐược đăng ký tất cả các ngành nghề mà trụ sở chính đã đăng kýChỉ được đại diện theo ủy quyềnĐược đăng ký một số ngành nghề mà trụ sở chính đã đăng ký.
Địa điểmCó thể đặt khác tỉnh/thành phố với nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, có thể được thành lập trong nước và nước ngoài. (khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020)Có thể đặt khác tỉnh/thành phố với nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, có thể được thành lập trong nước và nước ngoài. (khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020)Chỉ được đặt tại tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.
Con dấu, giấy phép hoạt động– Có con dấu riêng (khoản 2 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020);
– Có giấy chứng nhận hoạt động riêng.
– Có con dấu riêng (khoản 2 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020);
– Có giấy chứng nhận hoạt động riêng.
– Không có con dấu riêng.
– Có Giấy chứng nhận hoạt động riêng
Về đặt tênTên Chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện (Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020)Tên văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện (Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020)Không bắt buộc phải để tên doanh nghiệp khi đặt tên cho địa điểm kinh doanh (Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020)
Ký kết hợp đồng; xuất hóa đơn– Được phép ký hợp đồng kinh tế;
– Được phép sử dụng và xuất hóa đơn.
– Không được đứng tên trên hợp đồng kinh tế;
– Không được đăng ký, sử dụng hóa đơn.
– Không được đứng tên trên hợp đồng kinh tế;
– Không được đăng ký, sử dụng hóa đơn.
Nghĩa vụ thuế– Có mã số thuế riêng 13 số trên Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (khoản 5 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP);
– Hạch toán độc lập (phải có hóa đơn riêng)  hoặc hạch toán phụ thuộc.  
– Có mã số thuế riêng 13 số trên Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (khoản 5 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP);
– Không được đăng ký, sử dụng hóa đơn
– Kê khai thuế độc lập với công ty tại cơ quan thuế nơi đặt trụ sở văn phòng đại diện quản lý;
– Hạch toán phụ thuộc.   
– Không có mã số thuế riêng (khoản 6 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP);
– Địa điểm cùng tỉnh với trụ sở chính: Trụ sở chính kê khai và nộp thuế;
– Địa điểm khác tỉnh với trụ sở chính: đăng ký mã số thuế phụ thuộc và kê khai tại Cục thuế địa phương;
– Hạch toán phụ thuộc.
Các loại thuế, phí phải nộp– Lệ phí môn bài;
– Thuế Giá trị gia tăng;
– Thuế thu nhập doanh nghiệp;
– Thuế thu nhập cá nhân.
– Thuế thu nhập cá nhân.– Lệ phí môn bài.
Thủ tục thành lậpHồ sơ thành lập phức tạp hơn địa điểm kinh doanh.Hồ sơ thành lập phức tạp hơn địa điểm kinh doanh.Hồ sơ thành lâp đơn giản.  
Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh– Phải thực hiện các thủ tục thay đổi về thuế;
– Gửi Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh (Điều 62 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).
– Phải thực hiện các thủ tục thay đổi về thuế;
– Gửi Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt văn phòng đại diện (Điều 62 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).
– Chỉ phải thực hiện thủ tục gửi Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh (Điều 62 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).
Mục đích thành lậpDoanh nghiệp có nhu cầu mở một cơ sở kinh doanh nhiều lĩnh vực, có thể ký hợp đồng, xuất hóa đơn cho khách hàng; cơ sở hoạt động ở các tỉnh thành phố khác với tỉnh thành phố nơi đặt trụ sở chính của công ty.Doanh nghiệp muốn thăm dò nghiên cứu thị trường, giám sát việc vi phạm thương hiệu, không kinh doanh tại cơ sở này của mình tại các tỉnh thành phố nơi không đặt trụ sở chính mà không phát sinh nhu cầu kinh doanh.Doanh nghiệp có nhu cầu muốn mở một cơ sở kinh doanh chuyên biệt một lĩnh vực, muốn lựa chọn thủ tục và hoạt động đơn giản, cơ sở hoạt động trong cùng tỉnh/thành phố nơi trụ sở chính của của công ty.
5/5 - (1 bình chọn)