Website đang trong giai đoạn cập nhập định kỳ, mọi thông tin chi tiết liên hệ hotline: 0901.455.988

Thành lập Chi nhánh

Dịch vụ thành lập chi nhánh

Căn cứ pháp lý :

1. Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh

Quy định tại khoản 1 điều 44 Luật doanh nghiệp 2020 quy định :

1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Lựa chọn Chi nhánh hạch toán phụ thuộc, Chi nhánh hạch toán độc lập

2.1. Điểm giống nhau khi thành lập Chi nhánh hạch toán phụ thuộc và Chi nhánh hạch toán độc lập

  • Bộ máy nhân sự do công ty mẹ tổ chức;
  • Vốn kinh doanh là của công ty;
  • Đều phải thực hiện hoạt động kê khai thuế giá trị gia tăng độc lập với công ty mẹ theo quy định của pháp luật;
  • Nộp lệ phí môn bài hằng năm 1.000.000 đồng/năm;
  • Hiệu quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh (tức lợi nhuận sau thuế là của công ty);
  • Mọi hoạt động của chi nhánh phải theo chủ trương, hoặc theo ủy quyền của công ty.

2.2. Điểm khác nhau khi thành lập Chi nhánh hạch toán phụ thuộc và Chi nhánh hạch toán độc lập

Chi nhánh hạch toán phụ thuộcChi nhánh hạch toán độc lập
– Chuyển số liệu, chứng từ doanh thu, chi phí về công ty để cuối năm hạch toán chung báo cáo tài chính;
– Công ty kết hợp số liệu của các chi nhánh khác cùng công ty và hoạt động của công ty để hạch toán và thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp;
– Số liệu trong sổ sách là một phần của sổ sách của công ty;
– Đơn vị kế toán của công ty bao gồm bộ phận kế toán các chi nhánh.
– Xác định chi phí tính thuế và thu nhập tính thuế;
– Chịu trách nhiệm kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp không kể liên quan gì đến hiệu quả kinh doanh của công ty cũng như các chi nhánh khác trong củng công ty;
– Hạch toán đầy đủ sổ sách, báo cáo tài chính,…
– Phòng kế toán hay bộ phận kế toán ở chi nhánh hạch toán độc lập là một đơn vị kế toán theo Luật kế toán.

3. Lưu ý đặt tên Chi nhánh

Tên chi nhánh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh”

Quy định tại điều 40 Luật doanh nghiệp 2020 quy định :

Điều 40. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh

  1. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
  2. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
  3. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.

4. Dịch vụ thành lập Chi nhánh

  • Đăng ký hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp tư nhân;
  • Đăng ký hoạt động chi nhánh của công ty TNHH một thành viên;
  • Đăng ký hoạt động chi nhánh của công ty TNHH hai thành viên trở lên;
  • Đăng ký hoạt động chi nhánh của Công ty cổ phần;
  • Đăng ký hoạt động chi nhánh của Công ty hợp danh.

5. Hồ sơ thành lập Chi nhánh

Căn cứ điều 45 Luật doanh nghiệp 2020 quy định :

Điều 45. Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; thông báo địa điểm kinh doanh

1. Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.

2. Trường hợp thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh, văn phòng đại diện. Hồ sơ bao gồm:

a) Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;

b) Bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

4. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.

5. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp thông báo địa điểm kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

6. Phí dịch vụ thành lập Chi nhánh : 500.000 đ

7. Công việc cần thực hiện khi nhận Giấy phép chi nhánh

7.1. Đối với Chi nhánh hạch toán phụ thuộc

7.2. Đối với Chi nhánh hạch toán độc lập

5/5 - (1 bình chọn)