Website đang trong giai đoạn cập nhập định kỳ, mọi thông tin chi tiết liên hệ hotline: 0901.455.988

Đăng ký Bảo hiểm xã hội

Dịch vụ đăng ký bảo hiểm

Căn cứ pháp lý :

Thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) … bắt buộc thực hiện qua mạng phức tạp, đã gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp. Tại các doanh nghiệp nhỏ, nhân sự kiêm nhiệm nhiều việc, không có kinh nghiệm, hồ sơ nhận được thông báo bổ sung, nộp lại nhiều lần mà chưa được cấp sổ BHXH, cấp thẻ BHYT. Người lao động gây áp lực cho ban giám đốc đòi quyền lợi …

Tham khảo ngay dịch vụ đăng ký Bảo hiểm xã hội Aztax thực hiện. 

1. Báo giá dịch vụ đăng ký Bảo hiểm xã hội

Ưu điểm dịch vụ đăng ký Bảo hiểm xã hội Aztax thực hiện

  • Tư vấn chuyên môn về luật lao động, luật bảo hiểm xã hội … chuyên gia Aztax giàu kinh nghiệm quản trị rủi ro trong lao động đồng hành trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ;
  • Hệ thống biểu mẫu mới nhất về hợp đồng lao động, bảng lương. Cung cấp biểu mẫu đa dạng phù hợp nhiều loại hình doanh nghiệp;
  • Thực hiện các thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm nhanh chóng.
  • Hỗ trợ xử lý các trường hợp khó như : người lao động làm thất lạc sổ xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội, trùng sổ, …
  • Theo dõi chặt chẽ quá trình nộp hồ sơ, nhận kết quả, đảm bảo 100% hồ sơ được giải quyết đúng ngày;
  • Chi phí hợp lý, tiết kiệm thời gian doanh nghiệp tự xử lý, chủ doanh nghiệp yên tâm kinh doanh, người lao động an tâm cống hiến.

Qui trình thực hiện đăng ký Bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp chưa có mã đơn vị và doanh nghiệp đã tham gia bảo hiểm như sau :

1.1. Doanh nghiệp chưa đăng ký Bảo hiểm xã hội, chưa có mã đơn vị

Trước hết, Aztax thực hiện thủ tục cấp mã đơn vị :

  • Bản sao y giấy phép đăng ký kinh doanh;
  • Tờ khai đơn vị đăng ký Bảo hiểm xã hội;

Sau khi doanh nghiệp được cấp mã đơn vị, Aztax tư vấn và soạn thảo hồ sơ :

1.2. Doanh nghiệp đang hoạt động, đã có mã đơn vị

  • Tiếp tục theo dõi quá trình đóng BHXH-BHYT-BHTN của nhân viên, đối chiếu với mẫu C12 hằng tháng;
  • Thực hiện các thủ tục báo tăng nhân viên khi doanh nghiệp ký hợp đồng lao động;
  • Thực hiện báo giảm lao động trong trường hợp người lao động nghỉ việc, bị sa thải, …;
  • Thực hiện hồ sơ thai sản cho người lao động trong doanh nghiệp.
  • Thực hiện các thay đổi trong hồ sơ bảo hiểm của nhân viên.

2. Mức đóng Bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp

Năm 2023 tỷ lệ trích nộp bảo hiểm bắt buộc trên lương và các khoản phụ cấp đóng bảo hiểm bắt buộc như sau :

Ví dụ minh họa :

Chị Dung có tiền lương và phụ cấp phải đóng bảo hiểm bắt buộc là 10.000.000 đ.

Chị Dung trích đóng bảo hiểm bắt buộc = 10.000.000 x 10,5% = 1.050.000 đ.

Trước khi trả lương cho chị Dung, công ty có trách nhiệm trừ lại số tiền trích đóng 1.050.000 đ.

Công ty chị Dung trích đóng bảo hiểm bắt buộc cho chị Dung = 10.000.000 x 21,5% = 2.150.000 đ

Tổng số tiền bảo hiểm bắt buộc công ty chị Dung có trách nhiệm nộp

= 2.150.000 + 1.050.000 = 3.200.000 đ.

Công ty chị Dung có nghĩa vụ nộp đầy đủ và đúng hạn số tiền bảo hiểm.

3. Phạt chậm đóng Bảo hiểm xã hội

Nếu doanh nghiệp chậm đóng BHXH từ 30 ngày trở lên, doanh nghiệp sẽ phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.

Theo đó, Căn cứ theo Điều 56, Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH nêu rõ:

Điều 56. Tính lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN

1. Đơn vị đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN chậm quá thời hạn theo quy định từ 30 ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN chưa đóng gồm:

a) Số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN phải đóng nhưng chưa đóng đã quá thời hạn quy định, trừ số tiền 2% trong kỳ được giữ lại của đơn vị tham gia BHXH bắt buộc.

b) Số tiền 2% đơn vị được giữ lại lớn hơn số tiền được quyết toán, đơn vị phải đóng phần chênh lệch vào tháng đầu của quý sau nhưng chưa đóng.

2. Phương thức tính lãi: ngày đầu hằng tháng

3.1. Cách tính lãi chậm đóng BHXH bắt buộc

Công thức tính lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN: 

Lcdi = (Pcdi + Lcdi-1) x k (đồng)  (1).

Trong đó

Lcdi: tiền lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN tính tại tháng i (đồng).

Pcdi: số tiền chưa đóng phải tính lãi tại tháng i (đồng), được xác định như sau: Pcdi = Plki – Spsi

Plki: tổng số tiền phải đóng lũy kế đến hết tháng trước liền kề tháng tính lãi i (nợ mang sang tháng tính lãi).

Spsi: số phải đóng phát sinh chưa quá hạn phải nộp, tính đến tháng trước liền kề tháng tính lãi i. Nếu Pcdi > 0 thì có nợ tính lãi, nếu Pcdi ≤ 0 thì không có nợ tính lãi.

k: lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi (%/tháng): Đối với BHXH bắt buộc và BHTN thì k tính bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH hằng năm do BHXH Việt Nam công bố chia cho 12; đối với BHYT thì k tính bằng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố áp dụng tại thời điểm tính lãi chia cho 12.

Lcdi-1: lãi chậm đóng chưa trả hết tính đến tháng trước liền kề tháng tính lãi.

Nếu không thực hiện nộp phạt, cơ quan BHXH có thể yêu cầu ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước trích từ tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan BHXH.

3.2. Mức phạt hành chính doanh nghiệp nợ đóng BHXH

Bên cạnh việc phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN chưa đóng doanh nghiệp còn có thể bị phạt tài chính nếu chậm đóng BHXH.  Căn cứ theo Khoản 4, Điều 38, Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ban hành ngày 01/03/2020 quy định:

4. Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau:

a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

b) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;

c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng.

Như vậy, nếu nợ đóng BHXH doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính theo quy định. Mức xử phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm. Tuy nhiên tối đa mức phạt không quá 75.000.000 đồng. 

4. Phạt trốn đóng BHXH

Theo Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động

Hình : Nguồn Bảo hiểm xã hội Việt Nam

5/5 - (1 bình chọn)